Sự Khác Nhau Giữa Nước Cất, Nước Tinh Khiết Và Nước Máy

Sự Khác Nhau Giữa Nước Cất, Nước Tinh Khiết Và Nước Máy

Nước máy (Tap water)

Được tạo ra thông qua một quá trình lắng lọc và được khử trùng bằng hóa chất. Nguồn nước để lọc ra nước máy được lấy từ các nguồn như: nước giếng, nước ngầm, các đập, sông, suối, hồ chứa nước mưa. Chất lượng nước máy đạt tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt nấu ăn, nước nấu uống khi tuân theo tiêu chuẩn QVCN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y Tế ban hành. Một số chỉ tiêu của nước máy theo quy định của Bộ Y Tế như:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn cho phép
1 Mùi vị Không có mùi, vị lạ
2 Độ đục NTU 2
3 pH 6.5 – 8.5
4 Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/l 300
5 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1000
6 Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+, Fe3+ mg/l 0.3
7 Hàm lượng Mangan tổng số mg/l 0.3
Nước cất
Nước cất

Nước tinh khiết (Purified water)

Nước được lọc thông qua một hệ thống lọc khá phức tạp. Đầu tiên nguồn nước cấp như nước máy sẽ được lọc qua các cột lọc thô để loại bỏ các tạp chất và hóa chất trong nước, sau đó nước tiếp tục được lọc qua hệ thống RO (lọc thẩu thấu ngược). Sau khi qua hệ thống lọc RO nước sẽ trở nên tinh khiết và công đoạn cuối cùng là khử trùng các vi sinh vật, vi khuẩn trong nước bằng đèn khử khuẩn UV hoặc kết hợp sục Ozone. Trong các nhà máy sản xuất nước đóng bình, đóng chai họ sử dụng quy trình này để sản xuất ra nước uống tinh khiết. Tiêu chuẩn nước tinh khiết để đạt nước uống đóng bình, đóng chai tuân theo tiêu chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT do Bộ Y Tế ban hành.

Đối với máy lọc nước Sinolife mà Suối Nguồn thiết kế và sản xuất, chất lượng nước uống đã được kiểm nghiệm và đạt theo tiêu chuẩn này. Một số chỉ tiêu về nước tinh khiết theo tiêu chuẩn quy định như sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn cho phép
1 Đồng mg/l 2
2 Chì mg/l 0.01
3 Thủy ngân mg/l 0.006
4 Nitrat mg/l 50
5 Nitrit mg/l 3
6 Mức nhiễm xạ α Bq/l 0.5
7 Mức nhiễm xạ β Bq/l 1
Nước cất
Nước cất

Nước Cất (Deionized water)

Nước cất hay có tên gọi khác là nước Deion, thành phần của nước cất không có bất kỳ các tạp chất nào kể cả các khoáng chất hầu như chỉ có H và OH. Vì vậy nước cất là một loại nước siêu tinh khiết chỉ có phân tử nước H2O.

Vì tính chất đặt trưng của nước cất khác so với nước thông thường, nên nước cất  thường được dùng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất cần độ tinh khiết cao như: Phòng thí nghiệm, sản xuất mỹ phẩm, sản xuất ô tô, sản xuất bo mạch điện tử, sản xuất thực phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất sơn…dùng trong dược phẩm như thuốc pha tiêm, máy chạy thận…Nước cất Suối Nguồn hay nước Deion Suối Nguồn được khách hàng tin dùng và sử dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất trên.

Tùy mỗi ngành sẽ có yêu cầu cho nước cất cần sử dụng, thông thường để đạt tiêu chuẩn nước cất thì các chỉ số sau phải đạt trong mức cho phép như:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn cho phép
1 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l < 0.5
2 Độ dẫn điện (Conductivity) µS/cm < 1
Nước cất
Nước cất

Như vậy để phân biệt nước máy, nước tinh khiết và nước cất chúng ta có thể dựa vào các chỉ số chất lượng nước như chỉ số TDS.

STT Loại nước Chỉ số TDS
1 Nước máy (Tap water) < 1000 mg/l
2 Nước tinh khiết (Purified water) < 50 mg/l
3 Nước Cất (Deion water) < 0.5 mg/l

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc sử dụng các loại nước trên hãy liên hệ đến Công Ty TNHH Xử Lý Nước Suối Nguồn, chúng tôi sẽ tư vấn phúc đáp các yêu cầu của bạn giúp bạn hiểu rõ hơn và chọn đúng loại nước phù hợp với túi tiền, nhu cầu của bạn.

Xem thêm: Xử Lý Nước Nhiễm Phèn Hiệu Quả Cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat trên Zalo